Một chiếc CV trau chuốt là vũ khí giúp bạn nổi bật trong hành trình tìm kiếm việc làm.
Trong khi người khác đang dò dẫm từng bước tìm việc, bạn khoác lên mình chiếc áo choàng đỏ và bay vút lên với tốc độ không ai theo kịp. Hướng dẫn viết CV này liệt kê những yếu tố quan trọng nhất giúp bạn cho ra đời một chiếc CV đúng ý.
Blog này trình bày 10 bước quan trọng trong quá trình viết CV không thể bỏ qua:
Lưu ý về người viết: Thư viện mẫu CV ấn tượng dễ trúng tuyển của CVapp.vn đã giúp hơn 5 triệu người tìm việc trên khắp thế giới có được bản CV hoàn hảo. Không chỉ hết lòng hỗ trợ bạn xây dựng sự nghiệp ấn tượng, đội ngũ của chúng tôi còn biến hành trình này trở nên dễ dàng và thú vị!
Hãy thử hình dung hai ứng viên đều có bằng cấp, năng lực và chuyên môn xuất sắc. Một người thì bị nhà tuyển dụng tiềm năng bỏ qua và lúng túng với hệ thống ứng tuyển tự động. Còn người kia mỗi tuần nhận được vài cuộc gọi phỏng vấn từ các công ty đầu ngành.
Đâu là điểm khác biệt giữa hai người? Có thể do mối quan hệ hoặc hoàn cảnh. Nhưng thường điểm khác biệt nằm ở chiếc CV ấn tượng giúp “mở khóa” cơ hội tuyển dụng. Marketing không chỉ quan trọng với doanh nghiệp mà cũng quan trọng không kém đối với người đi tìm việc làm. Thể hiện bản thân và trở thành lựa chọn chuẩn từng milimet đối với nhà tuyển dụng.
Những điều nhỏ bé thường tạo nên khác biệt to lớn.
Khởi đầu quan trọng: viết CV ở đâu?
Chúng tôi sẽ đi thẳng đến quy tắc vàng.
Không sử dụng trình soạn thảo văn bản đơn giản để thiết kế CV chính thức. Bạn có thể sử dụng các công cụ này để phác thảo ý tưởng ban đầu nếu quen dùng, nhưng MS Word, Excel và các chương trình tương tự có thể gây rắc rối cho bạn như:
- Bước định dạng tốn thời gian và phức tạp
- Hệ thống khác không đọc được thông tin đầu trang/chân trang
- Thiết kế hình ảnh sơ sài và mờ nhạt, lạc lõng giữa các CV khác
- Định dạng hiển thị khác nhau ở các chương trình khác nhau
- Tập tin bị mất hoặc hỏng, v.v.
Bạn nên làm gì?
Tiêu chuẩn chung khi gửi CV thường là định dạng tệp PDF với lợi ích rõ ràng như sau: định dạng chung không thay đổi dù mở trên bất kỳ chương trình nào và hầu hết các hệ thống phần mềm đều có thể đọc.
Nên: Sử dụng công cụ và bố cục chuyên nghiệp được các nhà tuyển dụng và hệ thống ứng tuyển kiểm chứng.
Không nên: Mất hàng giờ vật lộn với trình soạn thảo văn bản kiểu cũ thường không tương thích với phần mềm của nhà tuyển dụng.
Công cụ lý tưởng để thiết kế CV gọn gàng, súc tích và bắt mắt ở định dạng PDF là các trình thiết kế online. Mục đích của các giải pháp phần mềm và/hoặc trang web này là trở thành công cụ thiết kế CV lý tưởng với hình ảnh cuốn hút, hữu ích cùng nội dung được tối ưu hóa.
Sử dụng dịch vụ/nền tảng thiết kế CV chuyên dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và không lo rắc rối. Với trình thiết kế CV online, nhà tuyển dụng sẽ nhận được đúng thiết kế như bạn tạo.
Ấn tượng đầu, mẫu và phong cách thiết kế
Tất cả chúng ta đều yêu cái đẹp. Tính thẩm mỹ, cân xứng và hình ảnh luôn là thứ để lại ấn tượng đầu khó phai.
Chúng ta cẩn thận lựa chọn trang phục đi phỏng vấn, vậy tại sao không tút tát cho CV? CV là bộ mặt của chúng ta trước khi gặp mặt ngoài đời, ấn tượng đầu tiên sẽ đọng sâu trong trí nhớ nhà tuyển dụng.
Theo nghiên cứu của TheLadders, nhà tuyển dụng dành trung bình 6 giây cho mỗi CV (chúng tôi đã đề cập trong các ví dụ và hướng dẫn cụ thể theo ngành nghề). Trong vài giây ngắn ngủi ấy, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra quyết định trong tiềm thức dựa trên “diện mạo” của CV. Nếu CV gọn gàng bắt mắt, nhà tuyển dụng sẽ suy ra một số ưu điểm trong tính cách của bạn.
Bí kíp chuyên gia: Bạn có thể thêm biểu tượng vào CV để làm nổi bật phần nội dung cụ thể và tỏa sáng giữa biển ứng viên.
Bạn có thể thiết kế mẫu cho riêng mình nhưng nếu không phải là nhà thiết kế chuyên nghiệp, tốt nhất bạn nên tham khảo các mẫu đã được kiểm chứng. Thông qua thiết kế, mẫu CV có thể nói lên một số đặc điểm và tính cách nhất định ở con người ứng viên: óc sáng tạo, độ đáng tin, kỷ luật và nhiều phẩm chất khác.
Nên: Sử dụng các thiết kế và mẫu chuyên nghiệp đã được tối ưu hóa về nội dung, tâm lý và cảm quan.
Không nên: Dành hàng giờ hoặc nhiều ngày tự tạo thiết kế/bố cục như ý để rồi gặp phải lỗi kỹ thuật.
Thư viện mẫu của CVapp.vn được phân loại và thiết kế dựa trên đặc điểm riêng của từng ngành nghề hay đơn giản là tình huống tuyển dụng.
Dưới đây là ví dụ về danh mục mẫu đa dạng đã được kiểm chứng và thiết kế chuyên nghiệp của chúng tôi:
Định dạng CV: xác định cấu trúc
Chúng ta hiện đã hoàn tất phần hình ảnh, bây giờ đến lúc chuyển sang tìm hiểu điều kỳ diệu của câu chữ. Định dạng nội dung sẽ quyết định cách sắp xếp văn bản trong CV:
- Trình tự thời gian
- Hiệu quả
- Kết hợp (CV kết hợp).
Định dạng Trình tự thời gian không những phổ biến nhất mà còn được nhiều nhà tuyển dụng và ngành nghề khác nhau ưa chuộng. Ưu điểm số 1 khi viết CV theo trình tự ngược dòng thời gian là cấu trúc nhất quán, dễ hiểu và đơn giản.
Nhà tuyển dụng sẽ thấy được kinh nghiệm chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của bạn từ vị trí công việc gần đây nhất đến xa nhất. Công việc gần đây nhất phải liên quan nhất đến vị trí đang ứng tuyển. Lý tưởng nhất là bạn có thể trình bày quá trình công tác liên tục và một số vị trí quan trọng gần đây. Nhưng bạn nên làm gì nếu là sinh viên mới ra trường hoặc quá trình làm việc có thời gian gián đoạn? Đã đến lúc sử dụng định dạng Hiệu quả và Kết hợp.
Bí kíp chuyên gia: Trình tự trình tự thời gian cho phép bạn trình bày các vị trí ấn tượng và gần đây nhất lên trước, qua đó tận dụng được vài giây đọc lướt trong lịch trình bận rộn của nhà tuyển dụng. Hãy tận dụng 6-7 giây “đọc lướt” đó!
Định dạng CV hiệu quả tập trung nêu bật các kỹ năng mềm và cứng. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm vì mới bắt đầu tìm việc do vừa tốt nghiệp đại học hoặc đang trong giai đoạn chuyển ngành thì hãy cân nhắc sử dụng định dạng Hiệu quả. Bạn cũng có thể tăng thêm ấn tượng cho CV bằng cách nêu tên dự án từng làm, sáng kiến xã hội, kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác, v.v.
Định dạng kết hợp tập trung đồng đều vào kỹ năng và kinh nghiệm làm việc có liên quan, làm nổi bật sự phù hợp với nhiều ngành nghề (kỹ thuật và công nghệ hay bất cứ ngành nào khác). Nhiều mẫu CV hiện đại đặt mục kỹ năng ở đầu CV, trước kinh nghiệm làm việc theo trình tự trình tự thời gian nên có thể coi là CV định dạng kết hợp.
Nếu bạn muốn tạo ấn tượng trực quan, hãy xem ví dụ điển hình về cách sắp xếp CV:
Để hiểu rõ hơn cách sắp xếp cấu trúc CV, hãy xem hướng dẫn về Định dạng CV chuyên dụng và các bài viết của chúng tôi về CV hiệu quả và theo trình tự thời gian!
Các mục trong CV: danh sách đặc điểm chuyên môn
Nhiều người thường bối rối không biết nên đưa mục nào vào CV.
Điều này hoàn toàn bình thường vì độ quan trọng của mỗi mục có thể khác nhau tùy từng ngành nghề và kinh nghiệm của bạn. Ta có thể chia các mục thành loại cần thiết và loại không bắt buộc. Giả sử bạn đang dùng định dạng Trình tự thời gian (vì có hơn 90% CV hiện nay sử dụng kiểu này).
Các mục cần có thường gồm:
- Thông tin liên hệ và thông tin cá nhân cơ bản
- Tóm tắt (Giới thiệu bản thân, Mục tiêu)
- Quá trình làm việc
- Kỹ năng
- Học vấn
Các mục không bắt buộc gồm:
- Thành tích và cột mốc quan trọng (nên đưa vào mục Tóm tắt, các Dự án xã hội và công việc tình nguyện)
- Giải thưởng, chứng chỉ và tổ chức cấp
- Thói quen và sở thích
Nên:
- Viết các mục quan trọng nhất thể hiện kinh nghiệm chuyên môn của bạn, gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
- Phân tích xem đâu là mục quan trọng đối với chuyên môn của bạn. Sau đó, trình bày các mục không bắt buộc vào phần còn trống (nếu có).
Không nên:
- Đưa mọi thứ vào CV, viết nhiều nhất có thể.
- Ghi hồ sơ mạng xã hội của bạn nếu có đăng tải ảnh tiệc tùng. Chỉ nêu thông tin liên hệ cơ bản như email, số điện thoại và hồ sơ Linkedin.
- Liệt kê mọi cột mốc hoặc hoạt động trong đời dù còn ít khoảng trống (giai đoạn học cấp 2, tất cả sở thích và thú vui riêng, v.v.)
- Chỉ nêu hạng tốt nghiệp hoặc GPA vào CV nếu nhà tuyển dụng trực tiếp yêu cầu hoặc nếu bạn đang ứng tuyển công việc ở vị trí mới bắt đầu.
Tuy nhiên những quy tắc này chỉ mang tính tham khảo. Đôi khi, độ quan trọng của một số mục nhất định sẽ khác tùy theo tính chất công việc. Ví dụ: trong hướng dẫn viết CV cho điều dưỡng, chúng tôi nhấn mạnh rằng nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên người từng học tập/làm việc trong các tổ chức chuyên nghiệp. Khi quyết định liệt kê hoặc điều chỉnh các mục, hãy tự hỏi những câu hỏi sau:
- Làm thế có tăng cơ hội có việc không?
- Làm thế có tạo ấn tượng tích cực cho nhà tuyển dụng không?
- Nội dung có phù hợp với mô tả công việc không?
Bạn có thể trình bày CV theo Trình tự thời gian nhưng hãy đưa ra lựa chọn hiệu quả và thiết thực!
Tóm tắt nghề nghiệp: điểm nổi bật và câu chuyện của bạn
Việc cố gắng đảm bảo sự ngắn gọn thường khiến CV nhạt nhòa hoặc không đọng lại ấn tượng. Tóm tắt nghề nghiệp là phần tốt nhất để bạn điểm thêm màu sắc, sức sống và cá tính vào CV. Đây là không gian để bạn thể hiện quyết tâm, quan điểm tích cực và bộc lộ cảm xúc cho những thông tin khô khan.
Nên:
- Viết phần Tóm tắt sao cho nổi bật, diễn đạt sinh động, sử dụng động từ hành động và lồng ghép kỹ năng mềm/cứng để thể hiện bản thân là ứng cử viên chuyên nghiệp.
- Không dùng cấu trúc ngữ pháp dài dòng để phần Tóm tắt súc tích mà vẫn chất lượng, để thành tích “lọt vào mắt” người đọc.
Không nên:
- Viết phần Tóm tắt quá khô khan hoặc lan man (dưới dạng đoạn văn tường thuật dài dòng ở ngôi thứ nhất).
- Quên nhắc đến phẩm chất và thành tích quan trọng ngay từ đầu, cung cấp số liệu và bối cảnh khi thích hợp.
Bạn nên viết phần Tóm tắt thật ấn tượng để thu hút sự chú ý. Sử dụng động từ hành động và ngôn ngữ diễn tả cụ thể. Tránh cấu trúc ngữ pháp dài dòng, phức tạp. Làm vậy để nêu bật thành tích và dữ kiện.
Một số hướng dẫn chuộng đưa Mục tiêu vào CV nhưng chúng tôi tin rằng Tóm tắt phổ biến hơn và hiệu quả hơn.
Mục tiêu có thể hữu ích trong một số trường hợp nhất định (ví dụ: khi bạn thiếu kinh nghiệm làm việc hoặc muốn đổi ngành). Bạn cũng có thể viết mục tiêu vào phần tóm tắt nhưng thường không gọi phần đó là "mục tiêu". Nhà tuyển dụng biết rõ mục tiêu của bạn là có việc làm, nếu không thì bạn đã chẳng ứng tuyển?
Kinh nghiệm làm việc: kinh nghiệm chuyên môn
Nếu bạn chọn định dạng Trình tự thời gian (10 công việc thì có tới 9 là bạn nên chọn định dạng này), thì mục kinh nghiệm làm việc là xương sống của CV.
Tại mục này, bạn không chỉ liệt kê công việc ấn tượng nhất từng làm mà còn có thể nêu chi tiết từng vị trí bằng cách bổ sung sự kiện, thành tích và số liệu quan trọng chứng tỏ bạn là nhân viên ưu tú. Không cần trình bày toàn bộ quá trình làm việc. Xem xét nên nhắc đến công việc dễ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng tương lai bằng kinh nghiệm làm việc liên quan nhất đến vị trí này. CV của bạn nhờ đó cũng súc tích, ngắn gọn hơn.
Bí kíp chuyên gia: Nếu có thể nêu phần trăm, số liệu hoặc con số dự án cụ thể để chứng minh hiệu suất trong các công việc trước đây thì hãy thêm vào. Bạn từng giúp công ty tiết kiệm ngân sách? Bạn từng tham gia vào sáng kiến toàn công ty? Bạn từng dẫn dắt một đội thiết kế? Bạn giúp tăng điểm đánh giá của người dùng cho một dịch vụ online. Nhà tuyển dụng đánh giá cao dữ liệu cụ thể.
Bạn nên nêu mỗi vị trí theo định dạng tương tự như sau:
- Chức danh, tên công ty, địa điểm làm việc
- Tháng và năm bắt đầu và thôi việc
- Viết ba đến sáu gạch đầu dòng nêu ngắn gọn kết quả và vai trò của bạn tại công ty
Bạn nên chuẩn bị một tệp hoặc danh sách riêng liệt kê các dấu mốc, thành tích, dự án và con số của mình. Nhờ đó bạn luôn có sẵn dữ kiện minh họa để sử dụng. Hãy khám phá sâu hơn và tìm hiểu thêm về mục quan trọng này trong hướng dẫn Kinh nghiệm làm việc chuyên dụng của chúng tôi.
Bí kíp chuyên gia: Gần đây bạn được thăng chức? Đừng quên đưa vào CV!
Mục kỹ năng: năng lực và năng khiếu
Mục kỹ năng là danh sách đặc điểm chuyên môn, năng khiếu và khả năng của bạn.
“Bài kiểm tra năng lực” đầu tiên của bạn thành hay bại sẽ phụ thuộc vào mục này. Mục này có tính thực tiễn cao hơn phần Tóm tắt vì nhà tuyển dụng và hệ thống tự động sẽ đánh giá kỹ năng của bạn theo một danh sách cụ thể. Nếu có điểm chưa đạt như trong danh sách mong muốn của nhà tuyển dụng thì chắc chắn họ sẽ hỏi bạn trong quá trình phỏng vấn để đánh giá mức độ phù hợp.
Hơn nữa, một số kỹ năng cứng nhất định (và đôi khi là cả kỹ năng mềm, tham khảo hướng dẫn dành cho Điều dưỡng hoặc giáo viên của chúng tôi) là yếu tố không thể thiếu đối với một vị trí. Xin gửi tới bạn hai lời khuyên quan trọng: phân loại mức độ ưu tiên của các mục và phân tích mô tả công việc! Sử dụng câu chữ tương tự phần mô tả vai trò của nhà tuyển dụng để trình bày kỹ năng.
Chố trống có hạn và bạn sở hữu nhiều kỹ năng, hãy chỉ mô tả những kỹ năng phù hợp với nội dung đăng tuyển (đặc biệt là nói về kỹ năng phù hợp nhất ở trên cùng).
Bí kíp chuyên gia: Ngay cả những ứng viên dày dặn kinh nghiệm nhất cũng thường nhầm kỹ năng cứng với kỹ năng mềm vì ranh giới này khá mong manh trong một số lĩnh vực nhất định. Nguyên tắc chung là kỹ năng mềm chủ yếu liên quan đến tương tác giữa các cá nhân, trí tuệ cảm xúc, cách tổ chức và lãnh đạo.
Kỹ năng cứng là năng lực thực tiễn và thường nghiêng về chuyên môn cần có để đảm nhận công việc cụ thể, Ví dụ: ngôn ngữ lập trình nhất định cho vị trí lập trình viên. Hoặc sử dụng một loại phần mềm nhất định cho công việc hành chính. Các kỹ năng này liên quan đến nhiệm vụ thực tiễn hàng ngày.
Học vấn: hành trình trưởng thành và tích lũy kiến thức
Mức độ quan trọng của mục Học vấn tùy thuộc vào chuyên môn và ngành nghề.
Ví dụ: trong hướng dẫn dành cho Chuyên viên lập trình web, chúng tôi nhấn mạnh rằng giáo dục chính quy không phải là yếu tố quyết định thành công. Nhiều lập trình viên tự học đến một cấp độ nhất định. Tuy nhiên, CV không có mục học vấn không thể coi là hoàn chỉnh và nhiều nhà tuyển dụng CHÚ TRỌNG đến bằng cấp chính quy.
Tương tự nhiều tình huống khác, không có “một công thức giải nhiều bài toán” cho phần học vấn. Các ngành nghề như luật sư, bác sĩ và các vị trí về khoa học tự nhiên (chuyên gia bào chế, nhà sinh vật học, v.v.) sẽ rất chú trọng tới giáo dục chính quy. Bạn cũng có thể đưa ấn phẩm khoa học của mình vào phần này (trong mục Học vấn hoặc danh mục riêng). CV thiên về học thuật có thể chứa danh sách dài các ấn phẩm hàn lâm.
Bí kíp chuyên gia: Trình tự thời gian không chỉ dùng để viết Kinh nghiệm làm việc. Bạn cũng nên trình bày phần Học vấn với các thành tích học tập ấn tượng gần nhất lên đầu.
Hãy ghi nhớ rằng trong kỷ nguyên công nghệ thông tin dễ dàng truy cập như hiện nay, bạn có thể liệt kê chứng chỉ online, chương trình bootcamp, hội thảo hoặc khóa học chuyên ngành, v.v. vào phần học vấn. Để hiểu rõ mức độ ưu tiên của mục này, hãy xem hướng dẫn dành riêng cho Học vấn hoặc nghiên cứu kỹ hơn qua Hướng dẫn và ví dụ về nghề nghiệp của chúng tôi.
Công nghệ và tâm lý học: Nhà tuyển dụng và kiểm tra trên Hệ thống theo dõi ứng viên
Chúng tôi đã chia sẻ phần lớn nguyên tắc cơ bản cần nhớ khi viết CV ấn tượng, dễ trúng tuyển.
Nhưng vẫn còn hai khía cạnh cực kỳ quan trọng giúp CV của bạn trở thành chìa khóa hoàn hảo cho cánh cửa sự nghiệp: tương tác với Hệ thống theo dõi ứng viên và hiểu cách nhà tuyển dụng xem CV của bạn.
Hệ thống theo dõi ứng viên đã trở thành lựa chọn quen thuộc của các nhà tuyển dụng lớn và vừa ở hầu hết quốc gia phát triển trên thế giới. Không phải lúc nào các chuyên viên cũng xử lý được hết số lượng đơn ứng tuyển và ứng viên tiềm năng gửi đến mỗi tháng.
Dó đó thay vì mở rộng phòng ban tuyển dụng bừa bãi, các nhà tuyển dụng ngày nay dựa vào hệ thống tự động. Nhiệm vụ của Hệ thống theo dõi ứng viên là phân tích, lọc (và đôi khi chấm điểm) CV theo từ khóa. Hệ thống thậm chí có thể chuyển CV của bạn thành định dạng khác cho nhà tuyển dụng.
Những con số biết nói: Theo nghiên cứu của Preptel, có khoảng 75% CV (dữ liệu của Hoa Kỳ) được sàng lọc bằng công nghệ. Công cụ lọc tự động có thể loại bỏ rất nhiều CV. Do đó bạn cần hiểu cách thức hoạt động của Hệ thống theo dõi ứng viên.
Một trong những lý do chính mà bạn nên dùng công cụ online thay vì trình soạn thảo văn bản là Hệ thống theo dõi ứng viên thường không linh hoạt. CV của bạn sẽ được xử lý theo thuật toán cụ thể. Rất nhiều CV bị loại bất kể nội dung có chuyên nghiệp tới đâu do bị lỗi định dạng, hình ảnh, lề, đồ thị, thông tin tiêu đề bị lỗi, v.v. Đó là lý do bạn cần sử dụng các công cụ đã được kiểm chứng để thiết kế CV gọn gàng không mắc lỗi định dạng.
Nhưng Hệ thống theo dõi ứng viên lọc và chấm điểm CV như thế nào? Câu trả lời rất đơn giản: dựa trên từ khóa hoặc yêu cầu công việc đặc thù mà nhà tuyển dụng tiềm năng đã lựa chọn trước.
Họ chọn từ khóa bằng ba cách: kiến thức về ngành, phân tích mô tả công việc thủ công và sử dụng đám mây từ khóa.
Nên:
- Phân tích bài đăng tuyển dụng để biết cần ưu tiên kỹ năng hoặc khía cạnh nào khác.
- Sử dụng công cụ online để định dạng, giúp tránh cho CV bị loại.
- Tìm hiểu sơ qua về nhà tuyển dụng
- Vận dụng kiến thức ngành
- Ưu tiên định dạng PDF
- Thiết kế CV sao cho cả người tuyển dụng và hệ thống tự động đều có thể đọc
Không nên:
- Không kiểm tra mặt kỹ thuật như Hệ thống theo dõi ứng viên và hướng dẫn định dạng
- Sử dụng trình soạn thảo văn bản cơ bản có thể khiến Hệ thống theo dõi ứng viên loại CV của bạn
- Gửi cùng một CV cho tất cả nhà tuyển dụng mà không xem xét từng công ty
- Dùng quá nhiều từ khóa một cách gượng gạo khiến CV khó hiểu
Kiến thức ngành được tích lũy từ chuyên môn và nỗ lực tìm tòi của riêng bạn. Vận dụng kinh nghiệm của bản thân hoặc tham khảo hướng dẫn cụ thể cho từng công việc. Ví dụ: trong hướng dẫn dành cho Chuyên viên lập trình web, chúng tôi tập trung nêu những kỹ năng, ngôn ngữ lập trình và sở thích liên quan được ưa chuộng trong vài năm qua. Hướng dẫn viết CV dành cho điều dưỡng của chúng tôi nhắc đến hai kỹ năng làm việc phổ biến nhất dựa trên thống kê mà nhà tuyển dụng thường yêu cầu.
Tìm hiểu trang web của nhà tuyển dụng cũng là cách hay. Bạn có thể biết được công ty coi trọng những gì, ngôn từ họ sử dụng, v.v. Nắm bắt được những điều này có thể là “lợi thế đắc lực” và chứng tỏ bạn đã bỏ công sức điều chỉnh đơn ứng tuyển. CV chung chung là vấn đề không của riêng ai.
Mô tả công việc sẽ là trợ thủ hữu ích nhất giúp bạn chọn từ khóa cho các mục trong CV để chinh phục Hệ thống theo dõi ứng viên. Bạn có thể tìm thấy yêu cầu và kỹ năng mềm cần có cho vị trí này trong phần mô tả công việc. Luôn phân tích các yêu cầu này và lồng ghép vào nội dung CV.
Nếu bản mô tả công việc quá mơ hồ hoặc dài dòng thì cũng đừng lo lắng vì đã có công cụ hữu ích giúp bạn khai thông: Đám mây từ khóa. Những công cụ hữu ích này, có thể dễ dàng tìm thấy qua Google, như Wordle hoặc Worditout.com, giúp bạn hiểu rõ nội dung chính chỉ bằng thao tác sao chép và dán phần mô tả công việc.
Chuyển sang khía cạnh con người trong quá trình tuyển dụng: hãy xem xét hai điểm chính về cách nhà tuyển dụng tiềm năng xem CV của bạn. Trước hết, bạn cần biết được số lượng đơn ứng tuyển được gửi đến. Thực tế có những công ty nhận cả trăm CV. Tránh trình bày nhạt nhòa, chung chung hay kém nhiệt tình. Không cần phóng đại (nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra CV "thùng rỗng kêu to") và không mô tả bằng lời lẽ không có dẫn chứng.
Bạn cũng cần xem liệu mình có viết quá dè dặt hay không, cố gắng trau chuốt giọng điệu trò chuyện ấm áp nếu có thể.
Bí kíp chuyên gia: Đảm bảo CV phản ánh được câu chuyện và con người bạn, không bỏ sót dấu mốc sự nghiệp quan trọng nào. Ngoài ra, đừng quên rằng nhà tuyển dụng tiềm năng sẽ đánh giá trên quan điểm "ứng viên này sẽ thích ứng với công ty như thế nào?". Khi trình bày, hãy đặt bản thân vào vị trí của một nhân viên năng suất trong tương lai.
Thứ hai, đừng khiến nhà tuyển dụng bội thực thuật ngữ chuyên ngành. Tất cả ngành nghề đều có biệt ngữ riêng và "biệt ngữ ngầm hiểu” nhưng không phải tất cả nhà tuyển dụng đều biết hết. Nêu bật kỹ năng chuyên môn nhưng hãy đảm bảo sắp xếp thuận mắt (đặc biệt trong phần Tóm tắt) và đề cập đến kỹ năng mềm cũng như phẩm chất chứng minh rằng bạn phù hợp.
Có nên thêm người tham khảo vào CV?
Ngoài các mục cần có trong CV gồm tóm tắt, kinh nghiệm làm việc, học vấn và kỹ năng, bạn có nên thêm người tham khảo từ các công ty cũ không? Lời đáp cho câu hỏi này vẫn đang bỏ ngỏ. Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn.
Nếu nội dung mô tả công việc yêu cầu có người tham khảo trong CV thì hãy làm theo. Tuy nhiên, nếu không yêu cầu thì cũng không có nghĩa là mục này không hữu ích cho CV.
Khám phá một số mẹo hữu ích sau đây về việc có nên trình bày người tham khảo hay không để giúp bố cục CV đạt hiệu quả tối ưu:
Nên:
- Nếu mô tả công việc có yêu cầu cụ thể về người tham khảo.
- Nếu người tham khảo của bạn là lãnh đạo / người có tiếng trong ngành.
- Nếu mục này chứng minh được mối quan hệ rộng rãi của bạn trong phát triển kinh doanh.
- Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm và CV còn trống nhiều chỗ.
Không nên:
- Nếu bạn mới làm việc trong ngành hoặc người tham khảo không liên quan.
- Nếu bạn chưa có sự cho phép của người tham khảo.
- Nếu bạn đã nêu người tham khảo vào biểu mẫu online.
- Nếu bạn thấy viết “cung cấp thông tin về người tham khảo khi có yêu cầu” sẽ tốt hơn.
Cách viết cover letter đi kèm CV
Khi xem xét cách viết CV, đừng quên cân nhắc đến những ưu điểm khi viết cùng cover letter (thư xin việc).
Trên thực tế, hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu cover letter. Vì lý do chính đáng là thư xin việc có một số điểm giúp nội dung khác biệt hẳn (và bổ sung hữu ích) so với CV.
Trước tiên, thư xin việc là bài viết tự do cho phép ứng viên nêu thông tin linh hoạt hơn về quyết định ứng tuyển. Thư này được coi là bài thuyết trình cá nhân trước nhà tuyển dụng và bạn có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với vị trí ứng tuyển. Lập luận trong cover letter sẽ là chìa khóa giúp bạn tiến đến vòng phỏng vấn trong tương lai.
Bí kíp chuyên gia: Mỗi câu trong cover letter đều cần làm sáng tỏ lý do vì sao bạn tìm kiếm việc. CV sẽ chứng minh vì sao nên tuyển dụng bạn về mặt logic còn cover letter thể hiện cảm xúc và có tính cá nhân nhiều hơn.
Cover letter nên tuân theo cấu trúc bài lập luận thuyết phục: mở bài nêu bối cảnh; thân bài nêu luận điểm chính và kết bài ấn tượng kèm lời kêu gọi hành động. Hãy tạo sự khác biệt qua câu chuyện của bản thân chứ không phải bằng việc phá vỡ cấu trúc được chấp nhận rộng rãi này.
Chắt lọc câu chuyện nghề nghiệp của bạn thành lá thư xin việc gồm 300-400 từ với nội dung liên quan và hấp dẫn. Sếp tương lai có thể đọc và mường tượng trong đầu xem bạn sẽ phù hợp với kế hoạch tương lai của công ty như thế nào. Ai cũng thích câu chuyện hay, đặc biệt là câu chuyện có điểm tương đồng với bản thân. Nếu bạn là nhà tuyển dụng, bạn sẽ muốn đọc gì?
Điều quan trọng nhất cần cân nhắc khi viết cover letter là liệu mỗi câu có tạo được tác động hay không. Cách bạn nêu thành tích của mình có thể tạo nên sự khác biệt:
Bí kíp chuyên gia: Dưới đây là một số thành tích khác nhau nên đưa vào cover letter:
- Tăng doanh thu hoặc tỷ suất lợi nhuận
- Tiết kiệm chi phí tài chính / cải thiện lợi nhuận
- Tăng năng suất và tìm ra giải pháp cho vấn đề
- Thực hiện đổi mới và có ý tưởng tạo ra bước ngoặt
- Cải thiện quy trình và xây dựng quy trình
- Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển
Cover letter giúp giải thích các vấn đề nghề nghiệp phức tạp mà khó có thể trình bày thông qua CV. Không thể không nhắc lại những thành tích quan trọng, nhưng bạn có thể lồng ghép thêm cá tính và cảm xúc vào cover letter để sếp tương lai hiểu đúng về bạn.
Kỹ năng soát lại CV
Sau khi đã gửi CV cho nhà tuyển dụng tiềm năng, bạn sẽ không còn cơ hội “chỉnh sửa”. Nhiều nhà tuyển dụng sẽ vừa đọc vừa phỏng vấn bạn và cho rằng những gì bạn viết minh chứng cho năng lực của bạn.
Khi xem xét cách viết CV, bạn phải kiểm tra những lỗi bất cẩn và ngôn từ hời hợt. Đây đều là nguyên nhân khiến đơn ứng tuyển bạn hào hứng gửi bị đánh trượt nhanh chóng.
Soát lại văn bản đòi hỏi một quá trình suy nghĩ chậm rãi theo cách khoa học. Mỗi từ đều quan trọng và bạn cần đứng trên lập trường của người đọc để xem xét xem nội dung sẽ tiếp nhận ra sao.
Chúng tôi đã biên soạn hướng dẫn chuyên nghiệp toàn diện về bước soát lại CV. Áp dụng ngay để tạo điểm khác biệt. Dưới đây là ba trong số những lời khuyên mà không phải ứng viên nào cũng biết:
Bí kíp chuyên gia: Đọc CV thành tiếng. Tuy CV không thể trôi chảy như trò chuyện do cấu trúc phân đoạn nhưng bạn cần đọc thành tiếng từng câu và từng gạch đầu dòng để kiểm tra xem “nghe” có giống bạn hay không.
Tạm gác sang một bên. Khả năng sáng tạo thường tăng lên sau khi ta tạm gác công việc lại một lúc. Bạn nóng lòng muốn gửi đơn xin việc ngay, nhưng hãy tạm dừng và quay lại xem xét sau khi đầu óc khuây khỏa. Ý tưởng cải thiện rất có thể sẽ nảy ra.
In ra. Có lẽ chúng ta đã quá quen với việc đọc lướt văn bản trên màn hình nhưng bằng cách nào đó, ta có xu hướng đọc văn bản trên giấy chậm hơn một chút. In CV ra và đọc từ từ, nhấm nháp một ly cà phê để mở ra góc nhìn mới.
CV quốc tế vs quốc gia cụ thể
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nếu bạn muốn chuyển chỗ ở hoặc tìm việc làm ở nước ngoài, hãy cân nhắc các chi tiết cụ thể về mặt địa lý của quy trình tuyển dụng.
Mỗi khu vực hay thậm chí là quốc gia đều có những sắc thái văn hóa, đạo đức và chuyên môn riêng để đánh giá một bản CV là tốt. Châu Á, châu Âu và Hoa Kỳ có thể có một số khía cạnh khác biệt to lớn. Bạn nên tìm hiểu về quốc gia nói chung và ngành nghề cụ thể của quốc gia đó. Tìm kiếm cộng đồng người nước ngoài, sự kiện xây dựng mạng lưới quan hệ và tài nguyên online để mở rộng kiến thức.
Nên:
- Lên mạng để tìm hiểu về quốc gia mà bạn quyết định ứng tuyển
- Kết nối (online hoặc offline) với những người cùng nước đang làm việc trong ngành đó
- Tìm hiểu xem bạn cần định dạng CV hay sơ yếu lý lịch
- Cân nhắc đến sự khác biệt văn hóa và phong cách trình bày
- Tìm mẫu CV tham khảo của nước đó
Không nên:
- Sử dụng cùng một CV cho mọi quốc gia đang tuyển dụng
- Bỏ qua văn hóa địa phương và quan điểm về các chuẩn mực đạo đức và nghề nghiệp
- Cho rằng định dạng và độ dài CV (ví dụ: CV so với sơ yếu lý lịch) ở mọi nơi đều giống nhau
Nói chung, các loại CV "theo khu vực" phổ biến là:
- CV quốc tế
- CV Hoa Kỳ
- CV Anh
- CV Tây Ban Nha
- CV châu Á
- CV Nga
Bí kíp chuyên gia: Khác với các mẫu CV khác, nếu bạn ứng tuyển ở nước ngoài thì cần nêu rõ quốc tịch, tình trạng thị thực và khả năng ngôn ngữ vào CV. Tuy điều này không quan trọng khi ứng tuyển trong nước nhưng lại là yếu tố không thể thiếu với CV quốc tế.
Nếu bạn muốn biết các mẹo viết CV từ chuyên gia nghề nghiệp cho một khu vực địa lý nhất định, hãy xem hướng dẫn của chúng tôi về các loại CV theo khu vực: hướng dẫn này bao gồm tất cả danh mục nêu trên cùng các bí quyết viết CV dành cho người nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai.
Tuy chúng tôi đã cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản và quan trọng cần có để thiết kế CV có khả năng trúng tuyển cao, nhưng nguồn tham khảo hữu ích của chúng tôi không dừng lại ở đó!
Bạn có thể xem hướng dẫn về các mục và chủ đề bổ sung khi cảm thấy cần cải thiện những phần này.
Và đừng quên khám phá tất cả các chức năng tuyệt vời từ công cụ thiết kế của CVapp.vn. Chúng tôi sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và đưa CV của bạn lên tầm cao mới!